Tổ hợp tên lửa S300 Việt Nam là tổ hợp tên lửa phòng không mạnh nhất trong quân đội ta tính đến thời điểm hiện nay. và rất có thể tình hình căng thẳng biển Đông không có dấu hiệu giảm "nóng" thì chúng ta có thể trang bị thêm S400 trong tương lai gần, nhằm nâng cao khả năng phòng thủ bờ biển dài.
S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 đã được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng Phòng không Xô viết. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Hệ thống S-300 được Liên Xô triển khai lần đầu vào năm 1979 nhằm phòng thủ không trung cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận chống lại máy bay tấn công của đối phương.
Nhà phát triển quản lý dự án của S-300 là công ty Nga Almaz (thuộc sở hữu của chính phủ, viết tắt "KB-1") mà hiện nay đang là một phần của Doanh nghiệp Phòng không "Almaz-Antei". S-300 sử dụng tên lửa do phòng thiết kế MKB "Fakel" (một công ty riêng của chính phủ, viết tắt "OKB-2") phát triển.
S-300 cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu máy bay tàng hình, và được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất hiện tại, với nhiều thông số vượt trội hơn hệ thống đối thủ của Mỹ là MIM-104 Patriot. Ra-đa của nó có khả năng đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Ở các phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của ra-đa được tăng cường, có thể theo dõi đến 300 mục tiêu và bám sát chặt 72 trong số đó.
Thời gian triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 là các vòng kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng của chúng. Một phiên bản phát triển của hệ thống S-300 là S-400, đi vào phục vụ vào năm 2004.
Dù không một hệ thống S-300 nào từng khai hoả trong một cuộc xung đột thực, nó vẫn được coi là một hệ thống SAM rất có khả năng. Tháng 4 năm 2005, NATO đã có một cuộc tập trận tại Pháp và Đức gọi là Trial Hammer 05 để thực tập các phi vụ của SEAD. Các quốc gia tham gia rất vui mừng vì Không quân Slovakia đã mang theo một hệ thống S-300 dù đó là phiên bản cũ từ thập niên 1980, cho họ cơ hội duy nhất để NATO tìm hiểu hệ thống.
Các tên lửa được dẫn đường bằng radar 30N6 FLAP LID hay radar hải quân 3R41 Volna (TOP DOME) sử dụng dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Các phiên bản sau này sử dụng radar 30N6 FLAP LID B hay TOMB STONE để dẫn đường cho tên lửa qua dẫn đường mặt đất chỉ huy dẫn đường/tìm kiếm hỗ trợ (SAGG). SAGG tương tự như cấu hình dẫn đường TVM của Patriot. Phiên bản trước đó 30N6 FLAP LID A có thể dẫn đường tới 4 tên lửa một lúc tới bốn mục tiêu, và có thể theo dõi tới 24 mục tiêu cùng lúc. 30N6E FLAP LID B có thể dẫn đường tới 12 tên lửa nhắm vào đồng thời 6 mục tiêu. Các mục tiêu bay với tốc độ lên tới Mach 2,5 có thể bị chặn đánh thành công hay khoảng Mach 8,5 cho các model sau này. Một tên lửa có thể được phóng lên mỗi ba giây. Trung tâm điều khiển tự động có khả năng quản lý lên tới 12 TEL đồng thời.
Đầu đạn nguyên bản nặng 100 kg (220 lb), các đầu đạn trung gian nặng 133 kg (293 lb) và các đầu đạn mới nhất nặng 143 kg (315 lb). Tất cả được trang bị một kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc. Các tên lửa nặng trong khoảng 1,450 kg (3,200 lb) và 1,800 kg (3,970 lb). Các tên lửa được phóng ra khỏi ống phóng trước khi các động cơ kích hoạt, nó có thể tăng tốc lên tới 100 g (1 km/s²). Chúng được phóng thẳng lên trên sau đó quay về hướng mục tiêu, không cần thiết phải ngắm tên lửa trước khi bắn. Các tên lửa được điều khiển bằng một bộ cánh đuôi và qua các van phụt chỉnh hướng. Các đoạn bên dưới cung cấp thông tin kỹ thuật chính xác về radar và tên lửa của các phiên bản S-300 khác nhau. Cần lưu ý rằng từ phiên bản S-300PM, hầu hết các phương tiện và tên lửa đều có thể được chuyển đổi lẫn giữa các phiên bản.
Rada
0N6 FLAP LID A được lắp đặt trên một xe kéo nhỏ. 64N6 BIG BIRD được lắp trên một xe kéo lớn cùng một máy phát điện và thông thường được kéo bởi một chiếc xe tải tám bánh đã trở nên quen thuộc. 76N6 CLAM SHELL được lắp đặt trên một xe kéo lớn với một cột ăng ten cao khoảng 24 và 39 m (79 và 128 ft).
Phiên bản nguyên thuỷ S-300P sử dụng một tổ hợp radar doppler sóng liên tục 76N6 CLAM SHELL để thám sát mục tiêu và radar thám sát và tiếp chiến mạng phase số băng I/J 30N6 FLAP LID A. Cả hai được lắp đặt trên các xe kéo. Ngoài ra có một trung tâm điều khiển trên một xe kéo khác và tới mười hai bệ dựng/phóng với bốn tên lửa mỗi bệ được lắp trên các xe kéo. S-300PS/PM tương tự nhưng sử dụng radar thám sát và chiến đấu nâng cấp 30N6 với trung tâm chỉ huy được tích hợp và có các TEL lắp trên xe tải.
Nếu đsược sử dụng trong vai trò chống tên lửa đạn đạo hay chống tên lửa hành trình, radar băng E/F 64N6 BIG BIRD cũng sẽ được bổ sung cho khẩu đội. Nó có khả năng phát hiện các lớp mục tiêu tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên tới 1000 km (620 dặm) và bay với tốc độ tới 10.000 km/h (6200 mph) và các lớp mục tiêu tên lửa hành trình ở khoảng cách tới 300 km (185 dặm). Nó cũng sử dụng chùm tia điện tử lái và thực hiện việc quét một vòng mỗi 12 giây.
Radar 36D6 TIN SHIELD cũng có thể sử dụng để nâng cấp hệ thống S-300 giúp tăng khả năng thám sát mục tiêu sớm hơn so với radar FLAP LID. Nó có thể phát hiện một mục tiêu cỡ tên lửa bay ở độ cao 60 mét (200 ft) ít nhất cách xa 20 km (12.5 dặm), ở độ cao 100 mét (330 ft) ở ít nhất 30 km (19 dặm), và độ cao lớn tới 175 km (108 dặm). Ngoài ra một radar tìm kiếm mục tiêu băng E/F 64N6 BIG BIRD có thể được sử dụng với tầm thám sát tối đa tới 300 km (186 mi).
S-300 FC Radar Flap Lid có thể được lắp đặt trên một cột tiêu chuẩn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét